Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hễ trợ chỉ phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ qĩiy định chính sách hỗ trợ chỉ phí học tập đổi với sinh viên là dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học;

Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đổi với sinh viên sư phạm;

Nghị Quyết sổ 165/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023;

Phân hiệu Ninh Thuận hướng dẫn thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập học kỳ II, năm học 2023 - 2024 đối với sinh viên đang còn như sau:

 

I. Đối tượng được miễn, giảm học phí theo nghị định 81/2021

I.1. Đối tượng được miễn học phí

I.1.1. Sinh viên là thân nhân (vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi) của người có công với cách mạng( liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học..) theo quy định tại pháp luật Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân .

I.1.2. Sinh viên khuyết tật.

I.1.3. Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của chính phủ về trợ cấp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, cụ thể :

a)     Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi.

b)     Mồ côi cả cha và mẹ

c)     Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật

d)     Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

e)     Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trạm giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

f)      Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật

g)     Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội

h)     Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trạm giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i)       Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

j)       Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại

k)     đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trạm giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l)       Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trạm giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

I.1.4. Sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

I.1.5. Sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

I.1.6. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2017/NĐ-CP. (sinh viên là dân tộc thiểu số rất ít người thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ )

I.2. Các đối tượng được giảm học phí

I.2.1. Đối tượng được giảm 70% học phí

Sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể danh mục các văn bản quy định vùng, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn

I.2.2. Đối tượng được giảm 50% học phí

Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

I.3. Cơ chế xét miễn, giảm học phí

-   Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí thuộc đối tượng I.1.1, I.1.2, I.1.3, I.1.4 và I.2.2 chỉ nộp 01 bộ hồ sơ cho cả thời gian học tập. Sinh viên đã nộp hồ sơ tại các năm học trước không phải nộp hồ sơ.

-   Sinh viên thuộc đối tượng I.1.5 và I.1.6, I.2.1, dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì từng học kỳ phải nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ đầy đủ để xét miễn, giảm học phí cho học kỳ đó. Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn do cơ quan có thẩm quyền cấp phải còn thời hạn tại thời điểm xét.

-   Trường họp trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ miễn, giảm học phí không nộp đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định và thời hạn thì chỉ được miễn, giảm học phí tính từ ngày cơ sở giáo dục đại học nhận được đầy đủ hồ sơ xét, công nhận và không được giải quyết truy lĩnh tiền miễn, giảm học phí đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

-   Chỉ áp dụng chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí đối với môn học lần đầu, trong khung chương trình đào tạo, cho 2 học kỳ chính (10 tháng). Trường hợp học quá thời hạn quy định của chưong trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, minh bạch với người học.

-   Thời gian sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lại, học bổ sung thì sẽ không được cấp bù tiền miễn, giảm học phí.

I.4. Hồ sơ xét miễn, giảm học phí

Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm học phí bao gồm các giấy tờ (bản sao cồng chúng) sau:

-   Đơn xin miễn, giảm học phí (https://go.hcmuaf.edu.vn/mghp)

-   Các minh chứng thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí (do cơ quan có thấm quyền cấp trong thời hạn xét; Giấy chứng nhận hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn cấp cho năm 2023).

-   Giấy khai sinh;

-   Hộ khẩu (đối với đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn);

-   Các giấy tờ khác có liên quan.

II. Hỗ trợ chi phí học tập

II.1. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ

-   Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo (tính tại thời điểm xét năm 2023).

-   Không áp dụng đối với sinh viên: Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.

II.2. Mức hỗ trợ

Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mửc lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

II.3. Quy định về dừng cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập

Sinh viên bị dừng cấp kinh phí hỗ trợ học tập khi vi phạm một trong những điều sau:

a) Sinh viên bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì không được nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập kể từ thời điểm Quyết định kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp sinh viên đã nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập mà bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì cơ sở giáo dục đại học công lập dừng thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập vào kỳ học tiếp theo.

b) Sinh viên bị đình chỉ học tập (có thời hạn) thì không được nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trong thời gian bị đình chỉ, trừ trường họp dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, hoặc dừng học vì lý do khách quan được nhà trường xác nhận. Trường hợp sinh viên đã nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập mà bị đình chỉ học tập thì cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện khấu trừ số tiền tương ứng với số tháng bị đình chỉ học tập vào kỳ học tiếp theo sau khi sinh viên nhập học lại.

II.4. Cơ chế xét

a) Sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xét hỗ trợ chi phí học tập theo từng học kỳ.

Trong quá trình học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo thì sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí học tập cho kỳ tiếp theo.

b) Truờng hợp trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập nhưng đầu mỗi học kỳ không nộp Hồ sơ xét hỗ trợ chi phí học tập đúng quy định và thời hạn theo thông báo của Nhà trường sẽ không được nhận hỗ trợ chi phí học tập của học kỳ đó và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã xét.

II.5. Hồ sơ đề nghị xin hỗ trợ chi phí học tập

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập bao gồm các giấy tờ (bản sao công chứng) sau: Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (tải mẫu đơn tại https://go.hcmitaf.edu.vn/mghp);

- Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND xã, phường, thị trấn (Chứng nhận cho năm 2024);

- Bản sao hoặc công chứng giấy khai sinh;

- Các giấy tờ có liên quan.

III. Nghị định số 116/2020/NĐ-CP Hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với Sinh viên học ngành sư phạm

III.1. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ

- Sinh viên sư phạm đã trúng tuyển và đào tạo từ năm học 2020 - 2021 trở về trước thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 -2016 đến năm học 2020 - 2021 cho đến khi tốt nghiệp.

- Sinh viên sư phạm đã trúng tuyển và đào tạo từ năm học 2021 - 2022 trở đi áp dụng theo Nghị định số 116/NĐ-CP ký ngày 25/9/2020.

- Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho các thí sinh trúng tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên để đăng ký theo đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội trong phạm vi chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo.

III.2. Cơ chế xét và hồ sơ dành cho sinh viên học ngành sư phạm

Khi nhận được thông báo trúng tuyển, sinh viên sư phạm nộp Đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên

Sinh viên chỉ nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở đào tạo giáo viên. 

Hồ sơ đề nghị bao gồm các giấy tờ (bản sao công chứng) sau:

- Đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt (tải mẫu đơn tại https://go. hcmuaf. edu. vn/mghp)

-  Căn cước công dân;

- Các giấy tờ có liên quan.

IV. Thời gian nộp

Từ ngày 10/3/2024 đến hết ngày 29/3/2024: Ban CTSV-TTTT nhận hồ sơ xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập học kỳ II năm 2023-2024

Sau thời gian trên Ban  CTSV-TTTT sẽ không giải quyết khiếu nại liên quan đến việc miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học kỳ II năm học 2023-2024

V. Hình thức nộp

Sinh viên nộp đầy đủ hồ sơ theo từng đối tượng cụ thể như trên

Các bạn sinh viên làm hồ xét miễn giảm học phí thì nộp 02 bộ hồ sơ hoặc hồ sơ xét hỗ trợ chi phí học tập thì nộp 02 bộ hồ sơ

Nộp trực tiếp tại Ban CTSV-TTTT (thầy Vũ)

Lưu ý

Công chứng là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nhằm xác thực bản sao hoàn toàn giống như bản chính. Sinh viên có thể liên hệ với UBND cấp xã hoặc phường hoặc văn phòng công thức để thực hiện

Sinh viên được miễn, giảm học phí tạm dừng học tập, khi xin học trở lại phải làm đơn xin tiếp tục được miễn, giảm học phí (theo mẫu đơn chung, ghi rõ tạm dừng hay học trở lại)./

 

Số lần xem trang: 2554